Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

04:28 Ngày 25/07/2023
Rối loạn cương dương là nỗi ám ảnh của nam giới. Khi khả năng “giường chiếu” suy giảm không chỉ khiến nam giới mệt mỏi mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn rối loạn cương là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.

Rối loạn cương dương là gì?

Nghiên cứu của Đại học Massachusetts (Mỹ) khẳng định đối tượng mắc rối loạn cương dương chiếm khoảng 50% là nam giới trong độ tuổi từ 40-70 và 40% là nam giới dưới 40 tuổi. Ở Việt Nam, người mắc rối loạn cương dương rất phổ biến và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Nam giới từ 18-20 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Rối loạn cương dương là thuật ngữ chỉ tình trạng dương vật không có khả năng cương cứng hoặc cương cứng không đủ để thực hiện các hoạt động tình dục. Rối loạn cương dương là một trong những triệu chứng rối loạn sinh lý ở nam giới. Cương dương là quá trình có sự tham gia của thần kinh, nội tiết, mạch máu, cấu tạo dương vật,…. Vì vậy, các yếu tố tác động như thần kinh, lưu thông máu kém, nội tiết tố suy giảm,… đều có thể gây rối loạn cương dương.

Rối loạn cương dương không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng đe dọa không nhỏ đến hạnh phúc gia đình. Rối loạn cương dương cũng khiến tâm lý nam giới tự ti, mệt mỏi.

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương ảnh hưởng hạnh phúc gia đình

Dấu hiệu nhận biết rối loạn cương dương ở nam giới

Khi nhận thấy 1 trong các triệu chứng rối loạn cương dương dưới đây, nam giới nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn:

- Giảm ham muốn tình dục hoặc không có ham muốn.

- Dương vật không có khả năng cương cứng.

- Nam giới có ham muốn nhưng dương vật không thể cương cứng.

- Dương vật có cương cứng nhưng chỉ cương trong thời gian ngắn, khiến không thể hoàn thành quan hệ tình dục.

- Dương vật cương cứng bất thường.

Rối loạn cương dương là gì?

Tổng hợp triệu chứng nhận biết rối loạn cương dương 

Tổng hợp nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cương dương

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn cương dương như:

- Do căng thẳng tâm lý: Mệt mỏi, stress, căng thẳng, trầm cảm kéo dài đều có thể khiến giảm khả năng cương cứng của dương vật.

- Do hệ thần kinh giảm khả năng dẫn truyền đến dương vật khi mắc các bệnh lý: Parkinson, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh lý về tủy sống,…. 

- Do mắc các bệnh lý như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, rối loạn nội tiết,….

- Do nghiện rươu, bia, thuốc lá, chất kích thích, ma túy,…..

- Do tác dụng phụ của thuốc như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp,….

- Do làm giảm lưu lượng máu.

- Do chấn thương ở vùng chậu, chấn thương sọ não, tủy sống,….

- Do suy giảm hormone nam hoặc mắc bệnh lý về tuyến giáp (suy giáp, tăng prolactin do tuyến yên tiết ra, ….).

- Do biến chứng của phẫu thuật vùng chậu: Điều trị ung thư, cắt tuyến tiền liệt, cắt bàng quang, phẫu thuật ung thư trực tràng,…

Trong đó, nguyên nhân do rối loạn tâm lý, mạch máu, thần kinh và hormone là những nguyên nhân phổ biến nhất. Đặc biệt, có không ít nam giới bị trầm cảm, âu lo trong thời gian dài khiến không muốn quan hệ tình dục. Nam giới nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất.

Rối loạn cương dương có chữa được không?

Rối loạn cương dương ở giai đoạn đầu chỉ được coi là một trạng thái tạm thời, nhưng nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến bệnh lý, mất năng lực tình dục. Ở giai đoạn sớm, rối loạn cương dương có thể được cải thiện nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, giảm căng thẳng, tập luyện thể dục thể thao,….

Rối loạn cương dương hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, muốn điều trị tận gốc, nam giới cần phải thăm khám sớm và làm theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tổng hợp phương pháp điều trị rối loạn cương dương

Dưới đây là tổng hợp các biện pháp điều trị rối loạn cương dương đang được áp dụng hiện nay:

- Phương pháp dùng thuốc: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương như nhóm thuốc ức chế men phosphodiesterases 5 (PDE-5) gồm có các loại:  Tadalafil, Sildenafil, Vardenafil,…. Các loại thuốc này có công dụng tăng cường lượng máu đến dương vật, giúp nam giới cương dương hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có tác dụng ngay sau khi uống khoảng 30-60 phút, nhưng có thể gây tác dụng phụ nếu lạm dụng hoặc dùng trong thời gian dài.

- Phương pháp điều trị không xâm lấn, bao gồm: Co thắt vòng đai và sử dụng thiết bị cương cứng hút chân không. Trong đó phương pháp co thắt vòng đai chủ yếu áp dụng cho các trường hợp không duy trì được tình trạng cương cứng. Phương pháp còn lại sử dụng thiết bị hút chân không để kéo máu vào dương vật, giúp duy trì khả năng cương cứng của dương vật. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng thiết bị hút chân không có rất nhiều nhược điểm như gây lạnh đầu dương vật, bầm tím dương vật, đau,… nên không còn được áp dụng phổ biến.

- Phương pháp phẫu thuật: Điều trị nội khoa thất bại, bác sĩ sẽ xem xét cấy ghép phẫu thuật dương vật giả (thể hang nhân tạo). Bộ phận này có chứa nhiều thanh silicone cứng và các thiết bị giúp bơm phồng dương vật bằng nước muối. Phương pháp này cũng có nhiều hạn chế như: Không tạo cảm giác tự nhiên, dễ gây biến chứng,….

Gợi ý biện pháp tự nhiên chữa rối loạn cương dương không dùng thuốc

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện sinh lý ở nam giới. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Kẽm, Magie, Sắt,… giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng độ nhạy cho các tế bào thần kinh, hỗ trợ cải thiện rối loạn cương dương, tăng cường chất lượng tình dục.

Người mắc rối loạn cương dương không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, chất béo, nhưng cũng không nên ăn kiêng quá mức. Một số thực phẩm nên tăng cường trong bữa ăn hàng ngày như: Cua biển, hàu, bào ngư, tôm, thịt đỏ, gia cầm, dưa hấu, cá béo, cần tây, lựu, củ cải trắng, củ dền, bông cải xanh,….

2. Tập thể dục đều đặn

Một số nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có thể giúp bảo vệ và cải thiện tình trạng rối loạn cương dương. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả với các trường hợp béo phì, lười vận động hoặc mắc các bệnh tim mạch. Người bệnh nên tham khảo các bài tập như: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… giúp cải thiện sức khỏe mạch máu, giảm bớt căng thẳng và tăng cường testosterone nam.

Rối loạn cương dương là gì?

Tập thể dục đúng cách cải thiện sinh lý nam 

3. Thói quen ngủ đủ giấc

Nghiên cứu từ năm 2017 cho rằng nam giới thường xuyên phải làm việc ca đêm (ngủ không đủ giấc) có nguy cơ mắc rối loạn cương dương cao. Ngủ không đủ giấc cũng gây giảm testosterone ở nam giới. Vì vậy, nam giới nên ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh cũng giúp góp phần giảm rối loạn cương dương.

4. Chữa trị tâm lý

Rối loạn cương dương có thể do tổn thương tâm lý, stress, căng thẳng. Bạn nên được bác sĩ tư vấn tâm lý kết hợp với dùng thuốc điều trị để cải thiện chất lượng đời sống tình dục.

5. Không uống rượu bia, hút thuốc lá

Sử dụng rượu, bia, thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng tình dục. Do vậy, bạn nên từ bỏ những thói quen có hại này để tăng hiệu quả cương cứng của dương vật.

Rối loạn cương dương là nỗi khổ “khó nói” của rất nhiều quý ông. Để tìm hiểu nguyên nhân bạn nên từ bỏ tâm lý e ngại để đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Tags: Vô sinh nam Xuất tinh sớm Nguyên nhân gây yếu sinh lý
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI